Ngày nay, do môi trường, do chế độ sinh hoạt và ăn uống, càng ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường. Theo thống kê, Dự tính đến năm 2030, cả thế giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc đái tháo đường và chiếm đến 80% gánh nặng y tế ở các nước thu nhập trung bình – thấp.
1. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là gì?
Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.
2. Bệnh tiểu đường có mấy loại?
Bệnh tiểu đường có ba loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
3. Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1, là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết.
Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm và ở độ tuổi khá trẻ, thường là ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên.
Chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1. Các bác sĩ cho rằng bệnh có thể là do nguyên nhân kết hợp của di truyền và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, bạn có thể có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu:
- Mẹ hoặc anh chị em có tiền sử mắc bệnh.
- Tiếp xúc với một số virus gây bệnh.
- Sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường.
- Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, và ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi. Mặc dù chúng không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Các nước như Phần Lan và Thụy Điển, có tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 1 khá cao.
4. Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 2
Hay còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), là loại phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao, hiện nay nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ.
Khi mắc tiểu đường tuýp 2, các tế bào của bạn trở nên đề kháng với insulin, và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này. Thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, đường sẽ tích tụ lại trong máu của bạn.
Không xác định được chính xác nguyên nhân đái tháo đường tuýp 2, tuy nhiên, các bác sĩ tin rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến sự phát triển của bệnh. Thừa cân là yếu tố nguy cơ chủ yếu cho sự phát triển tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải tất cả những người bị tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.
5. Tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi chuyển dạ.
6. Các bệnh tiểu đường khác
Các loại tiểu đường khác thì ít gặp hơn, nguyên nhân bị tiểu đường có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác.
Đái tháo nhạt, mặc dù có tên gần giống với các loại trên, nhưng đây lại là một trường hợp bệnh khác gây ra do thận mất khả năng trữ nước. Tình trạng này là rất hiếm và có thể điều trị.
7. Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tiểu đường
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1
Rất nhiều người vẫn chưa biết tại sao bị tiểu đường tuýp 1 và nguyên nhân chính xác gây nên căn bệnh này vẫn chưa được xác định rõ, nhưng theo các chuyên gia, có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn bị thiếu hụt hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.
Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường
Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu.
Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù nhiều người tin rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.
Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.
Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lưỡng đường vận chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
8. Các triệu chứng của đái tháo đường (tiểu đường) là gì?
Các triệu chứng bệnh tiểu đường bao gồm:
- Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều;
- Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều;
- Sụt cân không rõ nguyên nhân;
- Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.
9. Bốn việc cần phải làm ngay để bệnh tiểu đường mau chóng thuyên giảm
Tiểu đường là căn bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Bệnh tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp chữa được dứt điểm bệnh tiểu đường mà chỉ có các cách giúp giảm nguy cơ biến chứng và ổn định đường huyết.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một vài phương pháp cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường cho người mới mắc cực đơn giản, dễ áp dụng lại hiệu quả.
Thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung thêm sữa ANNOKO SPECIAL cho bệnh nhân tiểu đường
Chế độ ăn uống của người mắc tiểu đường đóng vai trò rất quan trọng. Người bệnh nếu không ăn uống khoa học rất dễ khiến đường huyết tăng một cách không thể kiểm soát.
Mặc dù vậy nhưng không có nghĩa bạn kiêng khem quá mức. Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất để nạp đủ năng lượng giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả.
Người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc, ăn hoa quả ít ngọt, tăng cường rau củ trong thực đơn hàng ngày, dần thay thế cơm bằng thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung với hàm lượng chất xơ cao, đường isomart để giảm lượng mỡ máu trong cơ thể. Và điều đặc biệt, phải nói không với đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán.
Và các thành phần dinh dưỡng trong sữa ANNOKO SPECIAL tốt cho người giảm cân gồm có:
- Sữa non 24h: Hàm lượng sữa non cao ( 3000 mg sữa non/ 100 gam sữa)
- Sữa bột ít béo không gây thừa cân, béo phì.
- Giàu các Enzym đặc biệt Coenzym Q10 giúp ngăn quá trình Oxy hóa & ngăn chặn những biến chứng do tiểu đường ở người trưởng thành và người lớn tuổi.
- Đường Isomalt: là một loại đường chuyển hóa chậm, phù hợp cho người tiểu đường
- MUFA, PUFA: Giúp giảm Cholesterol xấu, tốt cho hệ tim mạch
- Chất xơ hòa tan FOS: Bổ sung chất xơ FOS có trong sữa non ANNOKO SPECIAL là chất xơ hòa tan giúp người tiểu đường hấp thu dinh dưỡng một cách tối đa và tự nhiên nhất, đồng thời cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp ăn ngon miệng hơn. Với hàm lượng chất xơ cao, giúp giảm nguy cơ bị táo bón và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh .
Tập luyện
Dù tiểu đường hay bất cứ căn bệnh nào thì tập luyện thể dục thể thao cũng là điều nên làm.
Thể dục đều đặn sẽ giúp giảm kháng insulin, duy trì đường huyết và kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả.
Chuyên gia khuyên bạn nên tập luyện ít nhất 5 ngày/tuần, mỗi lần tập tối thiểu 30 phút. Đối với các bệnh nhân bị tiểu đường có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp thì nên tránh những bài tập vận động mạnh, khuyến khích đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội.
Nói không với rượu bia
Có thể bạn chưa biết, rượu, bia là thức uống khiến đường huyết tăng lên trong mặt. Việc bạn sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết cùng với bia rượu sẽ gây ra tình trạng hạ đường huyết đột ngột, ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
Chính vì thế, chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia, vừa tốt cho bệnh tiểu đường lại giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan.
Ngủ đủ giấc
Một trong những nguyên tắc mà người điều trị bệnh tiểu đường cần ghi nhớ chính là ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng quá độ.
Nghiên cứu cho thấy, việc ngủ đủ giấc, luôn giữ tâm trạng thoải mái sẽ giúp ổn định đường huyết tốt hơn.
Những người ngủ ít, thường xuyên stress sẽ luôn có cảm giác thèm ăn, độ nhạy của insulin cũng tăng lên đồng thời dễ thừa năng lượng, tăng cân – một trong những điều kỵ của bệnh nhân mắc tiểu đường.